Công thức trà Sữa truyền Thống
Khoảng 10 năm trước đây, trà sữa đã du nhập vào Việt Nam, ly trà sữa vị đắng đắng, chát chát , nhưng lại không kém phần ngọt ngào.
Trải qua khoảng thời gian phát triển và thay đổi nhưng giờ đây giá trị của ly trà sữa truyền thống vẫn là cái tên quen thuộc trong lòng mọi giới trẻ.
Danh mục bài viết
Người đẹp và quái vật câu chuyện Trà Đông Phương Mỹ Nhân
Trà Đông Phương Mỹ Nhân
Ở mỗi vườn trà vào mùa hè những con rầy xanh xuất hiện và cắn hư vườn trà,khi bị cắn những vết thương này làm cho lá trà bắt đầu bị oxy hóa hay lên men từ khi còn nằm trên cây.
Tại sao trà đông phương mỹ nhân lại đặc biệt đến như vậy?
Khi những vết thương trên lá trà bị những con rầy cắn, từ đó cây trà để sinh tồn sẽ tiết ra những chất tự vệ riêng để lành vết thương. Đây cũng chính là những nguyên nhân chính tạo nên hượng vị đặc trưng rất riêng của trà Đông Phương Mỹ Nhân.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng và chế biến trà thì công ty Long Đỉnh đã làm nên loại trà này theo cách riêng là lên men trà này 100%, dòng trà này có cánh trà chủ yếu có màu nâu đen, một số búp trà sẽ có màu trắng. Khi sau trà được pha ra thì nước có màu đỏ cam sóng sánh, rất sang. Trà mang hương vị thơm thoảng nhè nhẹ của trái cây chín, khi uống vào bạn sẽ cảm thấy đầu lưỡi tê nhẹ , tiếp đến sẽ là vị ngọt hậu rất lâu về sau.
Cách làm trà sữa truyền thống
Hướng dẫn nấu nền trà Đông Phương Mỹ Nhân
Bước 1: Ta nấu 1300ml nước sôi đến 100 độ
Bước 2: Cho 50gr trà olong vào đảo đều, giảm nhiệt độ bếp xuống còn 600 độ
Bước 3: Nấu trong vòng 5 phút, rồi ta tắt bếp và ủ trà 15 phút
Bước 4 : Cuối cùng là lọc bã thu nhận lấy nước cốt là có thể sử dụng được.
Dụng cụ pha chế trà sữa truyền thống
Những dụng cụ đơn giản trong căn bếp nhà bạn
Nguyên liệu pha chế trà sữa truyền thống
Nguyên liệu pha chế có thể mua bất kỳ tại các siêu thị gần nhà
Hướng dẫn làm trà sữa truyền thống
Chuẩn bị:
150ml cốt trà
20ml sữa đặc
30ml sữa tươi
30ml đường nước
Cách pha:
Cho lần lượt cốt trà, sữa tươi, sữa đặc , đường nước vào bình shake, cho thêm 1 muỗng đá, shake đều tay
Trà sữa Cafe
Chuẩn bị :
150ml cốt trà
20ml sữa đặc
30ml sữa tươi
30ml đường nước
30ml nước cốt cafe
Cách pha:
Cho lần lượt cốt trà, sữa tươi, sữa đặc , đường nước , cốt cafe vào bình shake, cho thêm 1 muỗng đá, shake đều tay
Trà sữa hoa đậu biếc
Cách làm :
150ml cốt trà
20ml sữa đặc
30ml sữa tươi
30ml đường nước
30ml cốt hoa đậu biếc
Cách pha:
Cho lần lượt cốt trà, sữa tươi, sữa đặc , đường nước vào bình shake, cho thêm 1 muỗng đá, shake đều tay, sau đó top hỗn hợp nước hoa đậu biếc lên trên
Làm nước cốt hoa đậu biếc :
10gr hoa đậu biếc
200ml nước sôi
Cách nấu đường nước:
100gr đường vàng với 70ml nước sôi, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn
Nấu Trân Châu Đường Đen
Nấu bằng bếp điện từ chỉnh nhiệt độ 2200, khi nước đã sôi đổ trân châu vào, đậy nắp.
Khi trân châu trong nồi sôi lên ta giảm nhiệt độ nấu của bếp xuống còn 600 và giữ nhiệt độ này cho đến lúc trân châu chín hẳn ( nấu 45 p trên bếp)
Tắt bếp và ủ 30p xong chúng ta vớt ra không lấy nước, ngâm với đường nước để trân châu tiếp xúc với đường nước tạo ra vị ngon hơn.
Trà Trái Cây 4 mùa
150ml cốt trà
40ml đường nước
1/2 trái tắc bỏ hạt
3 lá mint
3 miếng thơm lát
trái cây sử dụng có thể thay đổi theo mùa ( dưa nấu, xoài, thanh long, táo, dâu…
cách làm:
Dầm thơm, tắc,lá mint bỏ cốt trà,đường nước vào shake đều tay đổ ra ly và top trái cây lên trên
Xem thêm nhiều công thức trà trái cây tại đây
Hướng Dẫn Trà Ôlong Pha Ấm
Bước 1: Chuẩn bị
Dụng cụ thật sạch, nên dùng ấm đất hoặc ấm sành sứ, không dùng ấm kim loại.
Bước 2: Tráng ấm
Dùng nước sôi để tiệt trùng đồng thời tránh giảm nhiệt độ nước khi pha và giữ hương trà.
Bước 3: Cho trà vào ấm
Sau khi đã làm nóng ấm trà (dùng xúc trà bằng tre hoặc gỗ để múc trà vô ấm, tuyệt đối không dùng tay hoặc muỗng kim loại). Số lượng tùy vào khẩu vị riêng và dung tích của từng loại ấm nữa, thông thường là 7gr/100ml nước, 12g/180ml nước. Cho Trà khô vào trước khi pha khoảng 1/3 tới 2/5 ấm để khi trà nở đều phải chặt ấm.
Bước 4: Tráng trà
Bằng cách rót một xíu nước sôi (chỉ ngập trà) không đầy ấm.Sau đó Xoay ấm rồi đổ nước đi. Hành động này giúp đánh thức các sợi trà để trà Ô Long khi pha ra sẽ không bị đắng chát. Động tác này phải được thực hiện nhanh, sau khi rót nước đi để nguyên ấm trà vậy trong vòng 15 giây cho đến khi trà ngấm nước. Trong lúc này, ta có thể tráng chén tống và chén quân bằng nước sôi.
Bước 5: Hãm trà
Cho nước sôi đến khi đầy ấm rồi đậy nắp lại (nên châm quá tay một chút để nước tràn ra ngoài và khi đậy nắp vào, nước tiếp tục tràn ra một lần nữa).
Tiếp tục rót nước sôi nhẹ nhàng quanh ấm để hãm trà trong vòng 30 giây đối với lần pha đầu tiên (nước này gọi là nước hương-chủ yếu để thưởng thức hương của trà).
Thời gian hãm trà Ô Long phải giữ ở mức từ 20 đến 30 giây cho lần pha thứ 2,3,4,5. Và có thể tăng lên một chút đối với những lần pha tiếp theo (có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khẩu vị và kinh nghiệm của bản thân)
Bước 6: Rót trà
Rót ra chén tống (nên dùng một đồ lọc trà để giữ lại những xác trà nhỏ và giúp cho nước trà khi rót ra vần giữ được sự trong thuần khiết). Rồi từ từ dùng chén tống chia nước trà ra thành nhiều chén quân để mời mọi người cùng thưởng thức
Qua giai đoạn hãm trà, ta chuyển sang giai đoàn rót trà sang chén tống, rồi từ chén tống rót chuyển sang chén quân. Lúc này thì nước trà đã vừa uống, nhiệt độ nước phù hợp nhất khoảng từ 42 – 48 độ C.
Nhiệt độ càng nóng thì trà càng có hương vị đậm hơn nhưng sức nóng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh ở miệng lưỡi
“Pha trà, biết tâm tính
Uống trà, biết ý vị
Luận trà, biết tâm tư”
Facebook: https://www.facebook.com/OlongHaTea/
Website: olongha.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCqk4OxllQEXckVriF2gPe6A
Instagram: https://www.instagram.com/olongha_tea/
Pinterest: https://www.pinterest.com/olonghatea/
Zalo: 0937 649 650
Phòng thử trà: 159/11 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Kho & trưng bày: 42 Đường 6, KDC Gia Hòa, 523 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0937 649 650 – 0775 461 529
Email:
olongha.ad@gmail.com
kinhdoanh@olongha.com