Ý nghĩa của Tết Trung và Những câu chuyện về nguồn gốc

Bên cạnh ngày lễ Tết Nguyên Đán truyền thống, người Việt Nam còn đón ngày lê Tết trong giữa năm, đó là Tết Trung Thu. Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, là văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Nó mang trong mình nhiều ý nghĩa và những câu chuyện được viết từ thời xa xưa ông cha ta. Đến ngày Tết Trung Thu, mọi người, mọi nhà đều xum vầy và quây quần. Bên mâm cỗ cùng nhau và cùng ăn bánh Trung Thu với những ly trà, câu chuyện. Nhưng cũng không nhiều người biết được nguồn gốc thực sự của ngày lễ này. Hãy cùng Olongha tìm hiểu và tham khảo thêm nhiều kiến thức về ngày lễ này nhé! 

 

Bàn trà

Nội dung

blank

Truyền thuyết về Hậu Nghệ và Hằng Nga của Trung Quốc

Theo truyền thuyết của Trung Quốc, Hậu Nghệ có người vợ đẹp tuyệt trần là Hằng Nga. Cả hai vợ chồng đều là những vị thần bất tử sống ở chốn thượng giới.

Một hôm, mười người con trai của Ngọc Hoàng hóa thành mười mặt trời khiến cho khắp nơi trên mặt đất bị hỏa hoạn và khô cằn. Ngọc Hoàng lệnh cho các con mình dừng phá hủy mặt đất nhưng không thành, nên đã triệu Hậu Nghệ đến giúp. 

Hậu Nghệ, với tài bắn cung điệu nghệ của mình, đã bắn hạ hết chín mặt trời, chỉ để lại một mặt trời để soi sáng và sưởi ấm cho mặt đất. Biết được chín người con của mình đã chết, Ngọc Hoàng liền trừng phạt Hậu Nghệ, đày Hậu Nghệ và Hằng Nga xuống hạ giới để sống cuộc sống như một người phàm.

Truyền thuyết về Hậu Nghệ và Hằng Nga của Trung Quốc

Hằng Nga rất đau buồn vì bị mất đi khả năng trường sinh bất tử, Hậu Nghệ thấy vậy liền quyết định đi tìm thuốc trường sinh cho nàng. Trải qua cuộc hành trình dài, đầy gian khổ, nguy hiểm để hai người có thể trở lại cuộc sống bất tử, cuối cùng Hậu Nghệ đã gặp được Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu đưa cho Hậu Nghệ một viên thuốc, cẩn thận dặn rằng mỗi người chỉ cần dùng nửa viên để trở thành bất tử.

Hậu Nghệ mang viên thuốc về cất trong một cái hộp và dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp cho đến khi ông đi vắng về. Hằng Nga ở nhà vì tò mò nên đã mở chiếc hộp, đúng lúc nàng vừa nhìn thấy viên thuốc thì Hậu Nghệ quay về nhà.

Sợ Hậu Nghệ nhìn thấy, Hằng Nga vô tình nuốt chửng viên thuốc. Do thuốc quá mạnh, Hằng Nga ngay lập tức bay lên trời. Hậu Nghệ dù rất muốn rút cung tên ra bắn Hằng Nga để tránh không cho nàng bị lơ lửng trên bầu trời, nhưng không thể nhằm mũi tên vào nàng. Hằng Nga cứ bay lên mãi cho đến khi đến Mặt Trăng.

Đó còn được gọi là Hằng Nga bôn nguyệt (嫦娥奔月), là một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Trung Thu - Tết Đoàn Viên - Tết sum vầy

Warning: Trying to access array offset on false in /home/olongha/public_html/wp-content/plugins/elementor/includes/base/widget-base.php on line 223

Warning: Undefined array key -1 in /home/olongha/public_html/wp-content/plugins/elementor/includes/base/controls-stack.php on line 695

Sự tích chú Cuội cung trăng

Ngày xửa ngày xưa, có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, Cuội vào rừng đốn củi gần một con suối nhỏ thì giật mình phát hiện một cái hang cọp. Cuội dùng rìu giết chết Cọp con. Sau đó, Cọp mẹ về phát hiện con mình chết thì đi đến một gốc cây để gặm lá về mớm cho con. Không bao lâu thì Cọp con sống lại, vẩy đuôi vui mừng bên mẹ. Cuội ngạc nhiên rồi đợi Cọp mẹ tha con đi khỏi nơi đó. Sau khi đàn Cọp bỏ đi, Cuội đến chặt gốc cây quý mang về. 

Trên đường về Cuội gặp một ông lão nằm chết bên đường. Cuội bèn lấy lá mớm cho ông cụ. Ông cụ sống lại và cảm ơn rối rít. Ông nghe kể về câu chuyện cây thuốc quý thì ông rất vui mừng vì giờ đây đã có thuốc quý cứu giúp dân làng. Nhưng ông không quên dặn Cuội rằng: “Đây là cây thuốc thần, con chỉ được tưới nước sạch, nếu tưới nước bẩn cây sẽ bay về trời.”

Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đã đem nước bẩn tưới cho cây. Vừa tưới xong thì cây thuốc bỗng lừng lững bay về trời. Cuội vừa về tới nhà, thấy cây thuốc mình đang bay mất, liền nhảy bổ đến, túm chặt vào thân cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo Cuội bay thẳng lên cung trăng. 

Ngày nay, mỗi khi nhìn lên cung trăng, ta vẫn thấy hình bóng chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý nhìn về quê hương. 

 

 _Truyện cổ Việt Nam_ 

Trà Olong Thuần Xuân
Trà có hương vị chuẩn ô long. Được thu hoạch vào vụ mùa Xuân

Ý nghĩa đặc biệt của ngày tết trung thu

Theo phong tục dân gian xưa, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu tức là rằm tháng 8 hàng năm. Trong dịp này người ta thường cúng tổ tiên và cúng bánh trái dưới ánh trăng.

Tết Trung Thu, người lớn thì uống trà, thưởng trăng. Trẻ em thì rước đèn, ca hát, đi xem múa lân, vui vẻ thưởng thức bánh kẹo và trái cây được bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, đây được gọi là “phá cỗ.”

Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm khác so với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tự người Việt, bố mẹ trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cổ cùng các con ăn mừng Trung Thu. Bố mẹ sẽ chuẩn bị cho các con những chiếc lồng đèn rực rỡ sắc màu để thắp nến và rước đèn. 

Cổ mừng Trung thu thường là bánh, kẹo, trái cây. Và đặc biệt nhất là một loại bánh mà không thể thiếu trong ngày lễ này là bánh Trung Thu. Dịp lễ này là dịp mà con cháu quây quần bên ông bà, cha mẹ để săn sóc và bày tỏ lòng hiếu thảo của mình.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa đối với văn hóa của người Việt. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân gia đình, của đoàn tụ và là của yêu thương.   
Trà Olong Tứ Qúy
Trà có hương vị thơm, đậm mùi trà thích hợp uống thưởng thức và pha chế

Ngày Tết Trung thu được xem là tết đoàn viên vì?

Ngày Tết Trung Thu cũng là dịp để con cái thấy được tình cảm và sự săn sóc chu đáo, tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Vì vậy, ngày này cũng được coi là ngày Tết sum vầy, Tết tình thân của người Việt. 

Ngoài ra, trong dịp Tết Trung thu người ta thường làm hoặc mua bánh Trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên ông bà hay làm quà biếu cha mẹ, thầy cô,… Đây là dịp để những người con xa xứ có thể quay về quây quần bên gia đình. Để tỏ lòng hiếu kính đối với người thân trong gia đình. 

Tết Trung Thu được coi là ngày lễ, là một phong tục rất có ý nghĩa đối với người Việt chúng ta bao đời nay. Đây là ngày của sự đoàn tụ và yêu thương. Chúng ta cần bảo vệ và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp này. 

Hãy cùng Olongha tìm hiểu thêm những loại trà phù hợp cho dịp Trung Thu này nhé ^^

ý nghĩa trung thu
trà ô long thuần xuân
Trà Olong Thuần Xuân
Ý nghĩa tết trung thu
Trà Olong Tứ Qúy
Ý nghĩa tết trung thu
Trà Olong Sữa
Ý nghĩa tết trung thu
Bộ lễ nâu
Thông tin liên hệ:

Facebook: https://www.facebook.com/OlongHaTea/

Website: olongha.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCqk4OxllQEXckVriF2gPe6A

Instagram: https://www.instagram.com/olongha_tea/

Pinteresthttps://www.pinterest.com/olonghatea/  

Zalo: 0937 649 650

Phòng thử trà: 159/11 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

Kho & trưng bày: 42 Đường 6, KDC Gia Hòa, 523 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0937 649 650 – 0775 461 529

Email: 

olongha.ad@gmail.com

kinhdoanh@olongha.com

Quay lại
Tư vấn ngay
Chat Zalo
Liên hệ

    Download hướng dẫn nấu trân châu

    blank

    Hướng dẫn sử dụng và bảo quản trà

    Download ngay những bài thơ hay về trà

    Download

    Những dụng cụ cần thiết khi pha trà

    Olongha

    Download ngay

    Tổng hợp các công thức pha chế hiện đại

    Olongha.com

    download tài liệu về nguồn gốc trà

    trà ô long thượng hạng

    Vui lòng
    nhập thông tin

    Gọi ngay