Việt Nam – Bí mật nguồn gốc của trà

Trà Việt Nam có nguồn gốc như thế nào?

nguồn gốc của trà

Nội dung Nguồn gốc của trà

Giới thiệu mở đầu

Hiện nay, Trà là thức uống khiến cả thế giới phát cuồng. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, nguồn gốc của trà hiện hữu từ rất sớm và nhanh chóng trở thành loại thức uống được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng.

Trà như một thức uống có sự giao lưu của đất của trời với con người. Trà là một tuyệt phẩm, giống như những kì quan trên thế giới nó cũng ẩn chứ những bí ẩn đặc biệt.

Nguồn gốc của Trà luôn được mọi người mặc nhiên thừa nhận xuất phát từ Trung Quốc từ 5000 năm trước đây. Tuy vậy ít người biết rằng trong suốt lịch sử phát triển của cây trà, Việt Nam luôn đóng một vai trò quan trọng đáng ngạc nhiên.

Video về Thần Trà Lục Vũ

 

 

Câu chuyện truyền thuyết hay gặp về nguồn gốc trà từ Trung Quốc

Trà đã có từ lâu đời, dựa trên những tài liệu cổ về khía cạnh lịch sử hay khoa học. Các chuyên gia nghiên cứu trà đều thống nhất nguồn gốc của trà từ khu vực Châu Á. 

Tại Trung Quốc có hai câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc của trà.

 

Hình ảnh Thần Nông

Huyền thoại của người Hoa Bắc

Những câu chuyện về nguồn gốc của Trà hầu như có vẻ thần thoại hơn là sự thật. Cây trà là do Thần Nông – một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra.
Chuyện kể rằng: Một người đứng đầu trong những chuyện cổ tích rất thành thạo về y khoa, Thần Nông, đã khám phá ra trà. Một ngày kia, đang đun nước dưới cây trà, có vài chiếc lá trà rơi vào ấm nước sôi của ông. 
Sau khi uống thử vài ngụm trà ấy, ông phát hiện mình có một năng lực kỳ diệu. Và ngay lập tức đã xếp trà vào danh sách các loại thảo dược của mình.

Mời đọc giả xem thêm video về “Câu chuyện Thần Nông”

 

Huyền thoại của người Hoa Nam

Một huyền thoại khác kể rằng Đức Đạt Ma Sư Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa. Ông đã ngủ quên trong lúc tọa thiền nên tức giận tự cắt mí mắt của mình quăng xuống đất và nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ.

Hái lá nấu nước uống khiến cho tâm hồn tỉnh táo, được gọi là Trà. Từ đó trà trở thành thức uống thông dụng của thiền môn.

Xem thêm: “Lợi ích của việc dùng trà hằng ngày”

 

Lịch sử trà của người Trung Quốc

Khác với truyền thuyết, các nhà khoa học nghiên cứu về lịch sử và sinh học xác định được vùng đất nguyên sản của trà ở một nơi hiện nay là tại vùng Vân Nam (Trung Quốc – sát biên giới Việt Nam), Thượng lào, Bắc Thái Lan và vùng Tây Bắc Việt Nam, đây là là nơi khởi nguồn của cây trà cổ.

Ở thượng nguồn sông Mekong, dòng sông Lan Cang (tên gọi ở Trung Quốc). Có một khu vực đặc biệt có đến 7 loại khí hậu trong ngày. Quanh năm nhiều mưa, nhiều nắng, nhiệt độ chênh lệch lớn, thích hợp rất thích hợp cho việc phát triển của cây trà. Trong một khu vực, gần Phổ Nhĩ (cách Việt Nam 50km) có đến 20 núi trà cổ tập trung. Đây chính là khu vực hình thành những lá trà đầu tiên trên thế giới.

 

Nguồn gốc của trà
Hình ảnh bản đồ vùng Lan Cang
Trà cổ khác với trà thường thấy đó là có lá to, thân cao trên 20m, có tuổi đời hàng trăm năm.
cây trà cổ Vân Nam
Cây trà cổ Vân Nam

Cùng một khu vực với vùng trà Vân Nam, Trà cổ quý giá được xuất hiện tại Việt Nam rất nhiều ở vùng trà cổ thụ ở vùng núi phía Bắc. Như: Shan Tuyết Suối Giàng (Yên Bái), Tủa Chùa (Điện Biên), Tà Xùa (Sơn La), Lũng Phìn (Hà Giang), Pà Cò (Hòa Bình), Tô Múa (Sơn La),…

Những cây chè cao hàng chục mét và thân rộng cả vòng tay ôm. Những lớp địa y to bằng bằng tay phủ mốc thếch trên thân cây chè cổ thụ gân guốc.

Chính rừng chè shan tuyết cổ thụ này đã mê hoặc một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu chè của thế giới. Ông làm việc tại thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ), ông M.K Djemukhatze.

Năm 1976, ông Djemukhatze đã đến nghiên cứu vùng Trà cổ thụ trong hai năm, bằng phương pháp sinh hóa thực vật, ông đã tìm ra những vết tích cây và lá Trà hóa thạch từ thời đồ đá ở vùng đất tổ Hùng Vương, Phú Thọ. Tại Yên Bái, ông tìm thấy một vùng Trà hoang khoảng 40,000 cây, có ba cây Trà cổ thụ sống hàng ngàn năm, cây lớn nhất chiều cao đến 9m, vòng thân độ ba người ôm không xuể, ở vùng Cao Bắc Lạng có những cây Trà hoang cổ thụ cao tới 18m. 

Kết luận của ông xác định Việt Nam chính là một vùng quê hương của cây Trà trên thế giới. Đây là nguồn gốc đầu tiên của cây trà Việt Nam.

Nguồn gốc của chè thánh địa chè shan tuyết
Hình ảnh cây trà cổ

Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về nguồn gốc của trà​ - không phải của Trung Hoa?

Các truyền thuyết luôn nói Trà là sản vật của phương nam. Thực vậy bản chất trà không phải nằm trên vùng đất của người Trung Hoa. Ít nhất là cho đến đời nhà Nguyên.

Xét theo lịch sử cổ nước ta, Nước Văn Lang tồn tại 2622 năm (2879 – 258 Trước CN). Nước ta có vùng địa lý lớn hơn rất nhiều ngày nay. Phía Tây giáp đến Ba Thục, phía Bắc đến Động Đình (phía Nam sông Trường Giang), nam đến nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Vị trí này cho thấy toàn bộ vùng nguyên sản trà vốn thuộc về Việt Nam cổ. – nước Văn Lang. 

Nguồn gốc của trà 1

 

Bản đồ nhà Hán, nhà Đường và nhà Tống chưa hề nắm giữ vùng Tây Nam Trung Quốc hiện nay.

Do vậy nói trà không thể phát triển vào ba triều đại này. Chỉ có nhiều thư tịch do người Trung Hoa thường hay đi đó đi đây và ghi chép thành sách nên trà có thể biết đến. Như Thánh trà Lục Vũ thì mãi đến đời Đường mới xuất hiện.

Tuy vậy, lịch sử lâu dài, chiến tranh giữa các quốc gia, vùng nguyên sản trà dần chuyển chủ. Nam Chiếu rồi đến triều Đại Lý tồn tại trên vùng đất này từ năm 937 cho đến năm 1253; kế tiếp nhau bởi 22 đời xưng đế, có nhân vật Đoàn Chính Thuần được Kim Dung hư cấu vào tiểu thuyết võ hiệp của mình. Sau năm 1253, Đại Lý mất vào tay Nguyên Mông, trước khi bị diệt hoàn toàn dưới tay Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vào năm 1378. 

Nước Đại Lý đổi thành phủ Đại Lý, người Bạch và người Di nước lưu lạc xuống phương Nam. Một số thành các dân tộc người ở Việt Nam, Lào và Myanmar (như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Lô lô, Nùng). 

Một nhóm đông hơn di chuyển sâu về hướng Nam thành lập nước Thái Lan ngày nay. 

Sau đời nhà Minh, trà trở nên cực kỳ phát triển. Đến đời Thanh trà hội nhập nhiều với thế giới.

Người Phương Tây tiếp xúc với trà sau này, nên chỉ nắm được lịch sử trà từ nước Trung Hoa. Không nắm được lịch sử bắt đầu, càng không biết đến nước Văn Lang cổ ngày xưa.

Vậy vì sao cây trà hiện đại lại nhỏ? Nguồn gốc tiếp theo của các loại trà khác có mặt tại Việt Nam, xin xem tiếp bên dưới …

Khu vực trà cổ Việt Nam

Nguồn gốc thứ nhì về trà tại Việt Nam

Một hành trình ít người biết về sự tiến hóa của cây trà trên đất Trung Hoa.

Cây trà ban đầu được tao đổi mua bán với vùng Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Từ đó có 4 con đường tiến hóa phát triển cây trà từ trà cổ đến các chủng loại trà phong phú tại Trung Quốc. Hình thành qua điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trao đổi kinh doanh riêng của từng vùng. Cây trà biến thể thành rất nhiều giống khác nhau.

Số 1: Con đường tiến hóa phát triển mở rộng của trà cổ từ Vân Nam, Tứ Xuyên sang đến tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông đến Đảo Hải Nam.

Từ Tứ Xuyên cây trà giữ được kích thước ban đầu. Cây cao từ 6 đến 15 m, lá to, chiều dài lá từ 15 đến 21 cm, rộng 6-9 cm. Chồi không có lông. Hoa trà có 8-10 cánh. Hạt trà có dạng trái banh. 

Con đường tiến hóa đầu tiên phát triển sang hướng Tây Nam. Khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, thích hợp cho cây trà sinh trưởng phát triển nhanh. Chiều cao cây trà 4-20 m, chiều dài 12-24cm, chiều rộng 6-8cm. Hoa trà có 5-16 cánh. Hạt trà có hình dạng như quả thông. Các loại trà nổi tiếng bao gồm Da Li, Vân Nam, trà Myanmar, Puer (Phổ Nhĩ)…

Duong so 1
Con đường phát triển trà số 1

Số 2: Con đường tiến hóa phát triển khác từ Vân Nam đến tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây và Phúc Kiến và cuối cùng là đảo Đài Loan.

Con đường tiến hóa thứ nhì, phát triển sang hướng Đông Nam. Khi hậu nóng quanh năm, rất nhiều mưa, nhiệt độ không chênh lệch quá nhiều trong năm.

Rất nhiều loại trà nổi tiếng trong khu vực này như Oolong, Thiết Quan Âm, Bạch trà.

Xem thêm: Dòng trà Thiết Quan Âm

 

 

Duong so 2
Con đường phát triển trà số 2

Số 3: Con đường tiến hóa thứ ba từ Tứ Xuyên (Vân Nam) đến Trùng Khánh, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô và đến Chiết Giang.

Số 4: Con đường tiến hóa thứ tư từ Vân Nam đến Thiểm Tây, Hà Nam.

Ở hai con đường số 3 và 4 này, xuất phát từ Vân Nam nhưng đến vùng phía Đông Bắc Trung Quốc.

Con duong so 4
Con đường phát triển trà số 3 và 4

Có mùa đông rất khô và lạnh, mùa hè ẩm ướt và nóng bức, nhiệt độ chênh lệch trong năm rất cao. Do vậy cây trà đã biến đổi để phù hợp với khí hậu này.

Từ Tây sang Đông cây trà ngày càng nhỏ lại, lá nhỏ, cho vị ngày càng thanh hơn. Ngày nay hầu hết các loại trà cao cấp đều nằm ở rìa phía Đông của Trung Quốc.

Cây trà ở Chiết Giang nhỏ lại, chỉ cao 1 -3 m, chiều dài lá dưới 10cm. Nụ có nhiều lông. Rất nhiều cây trà chuyển thành dạng bụi cây. Trở thành loại cây trà trung bình hoặc nhỏ.

Video Trà cổ Vân Nam

 

 

Những loại trà nổi tiếng bao gồm Keemun Black Tea (hồng trà Keemun), Dragon Well (Trà Long Tỉnh).

Người Phương Tây tiếp xúc, mang trà đen từ khu vực phía Nam, Trung Hoa sang trồng ở các nước đặc biệt ở Ấn Độ (vùng Assam)

Đầu thế kỷ 20, người Pháp mang trà vào trồng tại Khu vực Thái Nguyên, Bảo Lộc, v.v… hình thành giống trà Assam tại Việt Nam.

Xem thêm: Hồng trà Ô long cao cấp (Black Tea)

Nguồn gốc thứ ba - trà Ô long tại Việt Nam

Một góc vườn trà Long Đỉnh

Trà Ô long là sản phẩm trà thuộc vào chuỗi tiến hóa thứ hai, từ Tứ Xuyên qua núi Vũ Di, đến đảo Đài Loan.

Trà Oolong trước kia vốn chỉ sản xuất ở Trung Quốc tại ba tỉnh Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông. Phân thành 4 loại: trà núi đá Vũ Di (Bắc Phúc Kiến), trà Thiết Quan Âm An Khê (Nam Phúc Kiến), trà Oolong Đài Loan và Pao Chửng.

Sau năm 1985, thời kỳ kinh tế mở cửa ở Việt Nam, nhiều Công ty trà Đài Loan đã mang vào trồng tại Việt Nam, đặc biệt tốt tại khu vực Đà Lạt – Lâm Đồng. 

Giống trà cao cấp này chỉ phù hợp với vùng cao nguyên có khí hậu ôn đới. Đồng thời đòi hỏi một quy hình công nghệ sạch từ khâu chăm sóc đến chế biến. Khí hậu thổ nhưỡng, giống cây trồng và kỹ thuật chế biến là nền tảng để đạt được thành phần dược chất và hương vị của trà.

Từ những búp non “một tôm hai lá” của các giống trà Oolong, Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc, Thanh Tâm… Trải qua quy trình sản xuất bán lên men, dù không được ủ ướp bất kỳ hương liệu nào nhưng trà Oolong vẫn mang lại cho người thưởng thức một hương vị thơm ngon tự nhiên vô cùng đặc sắc.

Ngoài ra lượng Polyphenol phong phú trong trà Oolong là nguồn lợi vô hạn cho sức khỏe và sắc đẹp của chúng ta. Hương mùi hoa tươi đặc trung rất thơm và thanh khiết, vị nồng hậu, nước xanh ngã vàng, bã xanh mềm rất bền.

Xem thêm: “Giới thiệu Trà Ô long Long Đỉnh”

 

Sự phát triển của văn hóa ẩm trà

Phát hiện ra nguồn gốc của trà là sự khởi đầu cho một nền văn hóa tao nhã được ưa chuộng trên thế giới. Tên gọi của nền văn hóa này gọi là văn hóa ẩm trà.

Uống trà là một nghệ thuật có tính cách văn hoá và xã hội. Thời gian uống trà cũng là một thái độ tĩnh tâm và tu luyên, giúp cho cuộc sống thêm thư giản và quên bớt phiền não, bon chen. Cho nên xưa nay đã trở thành những nghi thức hay tôn giáo gần như khắp thế giới.

Vào khoảng thế kỷ thứ VIII, một người là Lục Vũ viết cuốn Trà kinh và Lư Đồng soạn ra Trà ca nhằm ca ngợi và hướng dẫn cách dùng trà. 

Trong đó, những luận bàn phát minh về trà lễ có thể coi là chuẩn mực thưởng trà đầu tiên của loài người.

 

Nhất tâm hồng trà - Một sản phẩm từ trà

Xem thêm: “Lợi ích của việc dùng trà hằng ngày”

 

Xem thêm: “Cách để có một ấm trà ngon”

 

Thay lời kết

Giai đoạn đầu khi trà được khám phá ra. Cây trà chủ yếu được dùng làm thuốc trị bệnh. Phải trải qua nhiều giao đoạn của lịch sử, trà mới phát triển thành nhiều loại và trở nên thông dụng như ngày nay.

Ngày nay, mời uống trà là biểu hiện đầu tiên đã trở thành quy luật của lòng hiếu khách, tôn trọng khách trong mọi gia đình người Việt. Đằng sau tách trà nóng là biết bao câu chuyện được thổ lộ, từ những việc hệ trọng đến bình dân nhất.

Nguồn gốc trà là một chủ đề lớn.

Một bài viết nhỏ chỉ tóm tắt sơ lược theo tài liệu tìm hiểu của các tác giả về chủ đề này.

Chúng tôi đã khảo sát nhiều tư liệu của nước ngoài, trong nước về chủ đề này.

Có nhiều chi tiết và các giai thoại lịch sử chưa thể nói hết. Quý vị đọc giả, khách hàng quan tâm có thể liên hệ với Olong Ha.

Cùng chúng tôi thưởng trà và trao đổi kĩ hơn về quá trình hình thành phát triển, nguồn gốc của cây trà trên thế giới và Việt Nam. 

Nhập thông tin nhận công thức pha chế trà hiện đại:

Tài liệu tham khảo

1. Trà thư -Kakuzo Okakura, Dịch giả Phan Quang, Nhà Xuất Bản Văn Học.

2. Văn Minh Trà Việt, Trịnh Quang Dũng, Nhà Xuất Bản Phụ Nữ (2012).

3. Trà Kinh (nghệ thuật thưởng trà trong lịch sử và văn hóa Đông Phương) – Vũ Thế Ngọc, Nhà Xuất Bản Lao Động.

4. Trà Kinh, Lục Vũ, Dịch giả Trần Quang Đức, Nhà Xuất Bản Văn Học (2014).

 

 

 

Giới thiệu một số sản phẩm trà Ô long:

Bộ Hồng Trà Quý Phi
olong sữa
Ô long sữa đặc biệt
trà ô long thuần xuân
Ô long Thuần Xuân
Bộ Ô long Lễ đỏ, Lễ Xanh
Bộ Ô long Năm Bông Mai
Nhất Tâm Hồng trà Ô long
Ý nghĩa tết trung thu
Bộ Ô long Lễ Nâu
Hồng Trà Olong
Hồng trà đen Ô long

Tham khảo thêm sản phẩm và Đặt hàng tại Chuyên trang Sản phẩm

 

Thông tin liên hệ:

Facebook: https://www.facebook.com/OlongHaTea/

Website: olongha.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCqk4OxllQEXckVriF2gPe6A

Instagram: https://www.instagram.com/olongha_tea/

Pinteresthttps://www.pinterest.com/olonghatea/  

Zalo: 0937 649 650

Phòng thử trà: 159/11 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

Kho & trưng bày: 42 Đường 6, KDC Gia Hòa, 523 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0937 649 650 – 0775 461 529

Email: 

olongha.ad@gmail.com

kinhdoanh@olongha.com

Download hướng dẫn nấu trân châu

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản trà

Download ngay những bài thơ hay về trà

Download

Những dụng cụ cần thiết khi pha trà

Olongha

Download ngay

Tổng hợp các công thức pha chế hiện đại

Olongha.com

download tài liệu về nguồn gốc trà

trà ô long thượng hạng

Vui lòng
nhập thông tin

Gọi ngay