
QUÀ TẾT DOANH NGHIỆP Ý NGHĨA & SANG TRỌNG Từ lâu, quà Tết doanh nghiệp đã được coi là một nét văn hóa trong kinh
Nguồn gốc của trà từ châu Á. Người Á Đông biết dùng trà trước tiên trong lịch sử. Tuy nhiên, người ta biết dùng trà vào thời nào vẫn là câu hỏi chưa thể giải đáp. Theo một thần thoại Trung Quốc và Nhật Bản. Một thiền sư Tây Trúc ở Trung Quốc nhân vì không muốn ngủ quên trong lúc ngồi thiền, đã cắt đứt hai mí mắt vứt xuống đất. Tự nhiên từ đó nảy sinh ra cây trà và người dùng trà đầu tiên là các thiền sư. Họ uống trà để tâm trí được bình thản và quên buồn ngủ trong khi ngồi thiền. Với huyền thoại Nhật Bản, vị thiền sư này không ai khác chính là Bodai Daruma (Bodhidharma/Bồ Đề Đạt Ma).
Một huyền thoại phổ thông về nguồn gốc trà nữa là trà được biết đến từ thời Thần Nông (khoảng 3.000 năm TCN). Thần Nông như chúng ta biết vẫn được các dân tộc Á Đông. Coi như là vị nhân thần đã dạy con người biết đến nông nghiệp nên được gọi là Thần Nông.
Theo: Lục Vũ Kinh Trà
Triết gia Chu Hi (1130 – 1200) có lẽ là người đầu tiên dựa vào dẫn chứng ngôn ngữ. Dẫn theo các nhóm tân học cận đại như trường hợp Lâm Ngữ Đường. Theo họ Chu trong Lễ Ký và Kinh Thi (những tác phẩm xuất hiện khoảng 1000 – 500 TCN) đã có nhắc đến nguồn gốc “trà”.
Như vậy người Á Đông đã biết đến “trà” hàng năm 600 năm trước Công nguyên. Hơn nữa, sách Nhĩ Nhã (một quyển tự điển đầu tiên của nhân loại vẫn được coi là do Chu Công (1100 TCN) viết. Sau đó, được Tử Hạ (500 TCN) học trò Khổng Tử san nhuận và đến đời nhà hán. Quách Phác (276 – 324 SCN) viết phần chú thích và chia thành 16 phần là nhà cửa kiến trúc, vật dụng, cỏ cây, cầm thú…). Trong Thảo Mộc Môn đã nói đến “trà”. Như vậy đã chứng minh được sự thực người Á Đông biết đến trà từ nhiều trăm năm trước Công nguyên.
Theo: Trà Kinh – Lục Vũ
Đặc biệt con đường nguồn gốc trà được du nhập vào Nhật Bản không phải bằng con đường thương mại.
Trà vào Nhật Bản theo dòng truyền bá Thiền học Trung Hoa và ngoại giao.
Thư tịch cổ ghi trà lần đầu tiên vào Nhật Bản bởi thiền sư Tối Trừng (Saicho – 最澄) vào năm 805, rồi đến lượt thiền sư Không Hải (Kukai – 空海) năm 806.
Trà phổ biến trong giới hoàng tộc từ khi Thiên Hoàng Tha Nga (Saga tennō – 嵯峨天皇; 786–842) khuyến khích trồng trà.
Hạt giống cây trà du nhập từ Trung Hoa về Nhật vào năm 1191 nhờ công của thiền sư Vinh Tây (Eisai – 榮西) .
Thiền sư Vinh Tây còn có công với văn hóa trà Nhật Bản với tác phẩm Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký (kissa yōjōki – 喫荼養生記). Một số hạt giống khác do thiền sư Không Dã Thượng Nhân (Myoe Shonin – 空也上人) mang về Nhật và thành loại trà nổi tiếng Uji.
QUÀ TẾT DOANH NGHIỆP Ý NGHĨA & SANG TRỌNG Từ lâu, quà Tết doanh nghiệp đã được coi là một nét văn hóa trong kinh
Từ xưa đến nay người Việt ta luôn lưu trữ những nét văn hóa truyền thống. Cứ vào mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam,
Biếu quà Tết từ lâu đã được coi là một nét đẹp trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy mà vào thời
Tương tự như Nhật Bản, nguồn gốc trà du nhập vào Hàn Quốc cũng bằng con đường các tăng sĩ qua Trung Hoa học đạo. Có lẽ cũng vào thế kỷ thứ 6 hay thứ 7.
Theo biên niên sử Samkuk-yusa và Samkuk-sagi. Năm 661 Hoàng hậu Sondok (trị vì từ năm 632 đến 647) uống trà với vua Munmu trong một lễ cầu kiến. Suốt triều đại Koryo của Hàn Quốc (vào thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 13) trà là chủ đề cho thi ca. Trà được dùng dâng cúng tổ tiên và Phật. Đến thế kỷ 14, Phật giáo ở Hàn Quốc bị đàn áp. Chùa chiềng bị đập phá, sư sãi bị buộc phải hoàn tục.
Giới nho sĩ và hoàng thất vẫn dùng trà, trong triều đình vẫn có một vị thượng thư lo về trà.
Năm 1590, Nhật xâm lược Hàn Quốc, đốt phá lăng miếu và cướp đi rất nhiều trà cụ và trà khí. Thảm họa này làm nền văn hóa trà của Hàn Quốc suy yếu dần. Một phần sự suy yếu còn do các chủ vườn trà vốn gặp khó khăn lại bị đanh thuế quá nặng, việc trồng trà bị thu hẹp lại.
May sau vào đầu thế kỷ 19, vị đại học sĩ Tasan, tức Chong Yak-yong (1762-1836) hâm mộ việc uống trà theo đúng nghi thức lúc ông bị lưu đày là Kangjin, cực nam Hàn Quốc.
Vị đại học sĩ này học cách chế biến và uống trà từ hòa thượng Hyejang, đang trụ trì một ngôi chùa gần Kangjin. Vào những năm đầu thế kỷ 19, một vị tăng trẻ tên là Ch’o Ui (1786-1866) đến thăm Tasan và lưu lại hàng tháng để uống trà cùng ông. Nhờ vậy mà Trà đạo Hàn Quốc được lưu truyền.
Tuy nhiên, phải chờ đến nhiều thập kỷ gần đây trà đạo Panyaro mới được khôi phục. Nhờ nỗ lực to lớn của hòa thượng Hyo Dang, thế danh Ch’oi Pom-sul. Vị hòa thượng này viết một nghiên cứu dài về trà đạo với nhiều góc độ của nền văn hóa này.
Nguồn gốc trà trên những chồi chè trên chót vót cành cao, chênh vênh rìa núi mép vực đã được bầy khỉ hái và ném gọn gàng vào quẩy tấu (gùi), rồi dân cứ thế gùi về nhà sao chế. Câu chuyện ít nhiều mang màu sắc huyền thoại về đàn khỉ hái chè ấy nay không còn gặp. Nhưng hình ảnh những gốc chè cổ thụ với thân nhánh vạm vỡ thì vẫn còn nhìn thấy.
Những cây chè qua hàng chục đời người… Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng ở Việt Nam chỉ có tập quán uống – mời trà như một nghi thức giao tiếp. Mà chưa có trà đạo như một tôn giáo theo đúng nghĩa trà đạo Nhật Bản. Trà đạo Nhật Bản có hẳn giáo chủ, giáo lý và thánh đường. Trung Quốc có Trà kinh của Lục Vũ như một bách khoa toàn thư mở về chè có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sau.
Cho đến nay vẫn chưa có một nhận thức đầy đủ và thống nhất về nguồn gốc phát triển, nội dung và ý nghĩa của trà đạo. Người Việt Nam uống trà như một phong tục tập quán, tạo ra một khoảnh khắc thư giãn để tâm tĩnh lặng trong nhịp sống xô bồ. Như anh Hoàng Sướng, chủ Hiên Trà Trường Xuân (13 phố Ngô Tất Tố, Hà Nội), tâm sự: “Hơn mười năm gắn bó với trà Việt, tôi nhận ra một điều khách chỉ có thể đánh nhau. Cãi vã hay nói tục trên bàn nhậu, chứ bên chén trà người ta không thể nói và nghĩ được chuyện gì ác. Đó phải chăng là cái đạo trong trà Việt”.
Vào đầu những năm 1800, các thương nhân trà Phúc Kiến đã lấy một số hạt giống cho Đài Loan để thử xem các hạt giống này sẽ phát triển như thế nào. Nó đã được chứng minh là rất thành công. và cho đến nay trà Đài Loan có lịch sử hơn 200 năm.
Các khu vực trồng trà của Đài Loan được phân bố rộng rãi, nhưng có một số khu vực được trồng ở miền Bắc, Yilan, Huadong, Trung và Nam trà. Đài Loan đã sản xuất nhiều loại trà nổi tiếng với đặc trưng riêng.
“Người Việt Nam mời nhau tách trà không phải đơn thuần là để giải khát, mà là để biểu hiện một phong độ văn hóa thanh cao, một sự kết giao tri kỷ, một tấm lòng ước mong hòa hợp, một sự tâm đắc của những người đối thoại”.
Để hiểu rõ về các pha trà mời các bạn xem video minh họa.
QUÀ TẾT DOANH NGHIỆP Ý NGHĨA & SANG TRỌNG Từ lâu, quà Tết doanh nghiệp đã được coi là một nét văn hóa trong kinh
Từ xưa đến nay người Việt ta luôn lưu trữ những nét văn hóa truyền thống. Cứ vào mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam,
Biếu quà Tết từ lâu đã được coi là một nét đẹp trong đời sống văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy mà vào thời
Cách pha trà sữa truyền thống thơm ngon với chi phí thấp để bổ sung vào thực đơn của mình, đây có phải là điều
Nguyên liệu trà sữa giá sỉ Nguyên liệu trà sữa giá sỉ trên thị trường hiện nay có rất nhiều, khiến cho các chủ quán
Cách pha trà trái cây với Olong Lá Vàng – bí quyết của các quán trà sữa Với lợi ích được làm từ những nguyên
Facebook: https://www.facebook.com/OlongHaTea/
Website: olongha.com
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCqk4OxllQEXckVriF2gPe6A
Instagram: https://www.instagram.com/olongha_tea/
Pinterest: https://www.pinterest.com/olonghatea/
Zalo: 0937 649 650
Phòng thử trà: 159/11 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Kho & trưng bày: 42 Đường 6, KDC Gia Hòa, 523 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0937 649 650 – 0775 461 529
Email:
olongha.ad@gmail.com
kinhdoanh@olongha.com