Câu Chuyện Thú Vị Về Nước Pha Trà Của
Vương An Thạch

Từ lâu, nước pha trà đã là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên được hương vị, vẻ đẹp tinh túy của tách trà. Đều đó đã được phác họa rõ nét qua câu: “Nhất Nước, Nhì Trà, Tam Pha, Tứ Ấm”. Tại sao nước lại có câu nói trên? Vậy như thế nào mới là nguồn nước ngon để pha trà? Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn nước, Olong Ha hôm nay sẽ bật mí cho cả nhà một câu chuyện vô cùng thú vị về nước pha trà của Vương An Thạch. Đảm bảo sau khi đọc xong câu chuyện này mọi thắc mắc nãy giờ của các bạn đều sẽ được giải đáp ngay thui. ^.^

Mục Lục

Trước Tiên Chúng Ta Cần Nắm Rõ
Vương An Thạch Là Ai?

Hình Vương An Thạch

Vương An Thạch vốn được người đời biết nhiều hơn cả là một tể tướng nổi danh của triều đình Bắc Tống (giai đoạn Tống Nhân Tông và Tống Thần Tông), ông là một trong những người tiên phong cải cách pháp luật để ổn định đất nước đang đứng trước nhiều thách thức to lớn, những chính sách ấy được gọi là Tân pháp.

Ngoài ra, Ông còn là một văn nhân nổi danh trong nhóm Đường Tống bát quân sư. Ngày ngày, ngoài việc chính sự, ông cũng ngâm thơ, thưởng trà, đọc khắp kinh thánh truyện hiền.

hinh-cua-vuong-an-thach

Vương An Thạch-王安石 –Wáng’ānshí  Tô Thức-苏轼-Sūshì đều là thành viên của Bát đại quân sư của triều đại nhà Đường và nhà Tống, mặc dù quan điểm chính trị của họ khác nhau nhưng tình bạn của cả hai vẫn rất sâu sắc và đều là những người yêu thích trà đạo. Tô Thức rất am hiểu về trồng trọt và nấu trà, trong khi Vương An Thạch thì lại đánh giá cao hơn về nước và cách uống.

Tình bạn giữa Vương An Thạch Và Tô Thức

Câu Chuyện Về Nước Pha Trà Của
Vương An Thạch

Vương An Thạch về già mắc chứng hỏa vượng, dẫu cho có uống vô số các loại thuốc thì bệnh cũng khó mà chữa khỏi tận gốc. Hoàng đế rất coi trọng vị đại thần này của mình và ra sức kêu gọi các thái y của Thái Y Viện chữa trị cho ông. 

Thái y bắt mạch và chẩn bệnh tỉ mỉ nhưng không hề kê đơn thuốc nào cả, mà chỉ yêu cầu Vương An Thạch thường xuyên uống trà Dương Tiến-阳羡茶-Yáng xiàn chá, và bảo ông ta dùng nước ở Cù Đường Hiệp-瞿塘峡 Qútáng xiá của sông Dương Tử để pha trà. Vương An Thạch mặc dù cảm thấy rất khó hiểu, nhưng một phần ông cũng là một người nghiện trà nên cũng làm theo những gì thái y dặn.

Cù Đường Hiệp
Nước Tại Cù Đường Hiệp
Cù Đường Hiệp-瞿塘峡-Qútáng xiá. Hay còn gọi là Trung Hiệp
Là nhánh sông hẹp nhất đồng thời cũng là nhánh hùng vĩ nhất của sông Dương Tử

Trà thì rất dễ mua rồi, nhưng lấy nước ở Cù Đường Hiệp mỗi ngày thì hơi khó. Có lần, Vương An Thạch biết được Tô Thức sẽ đến Hoàng Châu và trên đường sẽ đi qua Tam Hiệp. (3 Nhánh Sông Chính Của Sông Dương Tử), vì thế mà ông cẩn trọng nói Tô Thức: “Giới Phu -介甫 (Tự Của Vương An Thạch) ta bị đàm hỏa* mười năm rồi, phải lấy trà Dương Tiến pha bằng nước Trung Hiệp-中峡 –zhōng xiá thì mới có thể trị hỏa được. Khi Tử Chiêm-子瞻 (tự của Tô Thức) đệ trở về, cảm phiền đệ múc cho ta một bình nước từ Cù Đường- Trung Hiệp để mang về pha trà được không. Ta vô cùng cảm kích”. Tô thức nghe xong liền vui vẻ đồng ý: “Huynh cứ yên tâm”.

 

Tô Thức Trên Đường Trở Về

Vài tháng sau, Tô Thức quay trở lại, vì hành trình quá mệt mỏi nên vô tình ngủ gật trên thuyền trong lúc ngang qua Cù Đường- Hiệp Trung, đến khi tỉnh dậy thì thuyền đã đến Hạ Hiệp-下峡-Xià xiá, ông mới chợt nhớ lại lời của bạn mình. Và nhanh chóng múc nước Hạ Hiệp-下峡-Xià xiá mang về.

Tô Thức Lấy Nước Ở Hạ Hiệp

Khi được Tô Thức giao nước đến Vương Phủ, Vương An Thạch vui mừng khôn xiết, chưa kịp nói lời cảm ơn, ông đã lập tức đích thân lấy nước xuống pha trà, rồi mời Tô Thức ở lại cùng uống. 

vuong-an-thach-va-to-thuc-olongha

Vương An Thạch nhắm mắt chầm chậm nhấp ngụm đầu tiên, thì đột nhiên lông mày ông nhíu lại, và chất vấn Tô Thức: “Nước này lấy từ đâu?” 

-Tô Thức bèn trả lời : “là Cù Đường Hiệp.” 

-Vương An Thạch hỏi lại, “Có thực sự là ở Trung Hiệp không?”

-Thì Tô Thức có chút chột dạ nhưng vẫn mạnh mẽ đáp: “Là Trung Hạ.” 

-Vương An Thạch lắc đầu nói: “Không, không phải! Đây là nước của Hạ Hiệp.” 

-Tô Thức sửng sốt nói: “Nước của Tam Hiệp liên thông với nhau, vậy thì làm sao Giới Phu- Huynh có thể phân biệt được? Sao huynh biết nước này là nước từ Hạ Hiệp vậy?”

-Vương An Thạch cười nói: “Theo cuốn Thủy Kinh Bổ Luận-水经补论-Shuǐ jīng bǔ lùn, các vị cổ nhân có đề cập nước ở Thượng Hiệp chảy xiết, pha trà có vị đậm chóng tan, nhưng vị không bền. Còn nước Hạ Hiệp thì chảy chậm cho nên trà pha ra vị bị yếu, lâu đượm, chưa đến vị thì đã nguôi. Duy chỉ có Trung Hiệp nước chảy cường độ vừa phải mới toát lên được vẻ tiêu sái, tinh túy của trà.” 

Cũng như các bậc danh y từng nói “dùng dòng nước chảy ngược về ruột thừa, có thể dùng để khạc thuốc rửa trôi mọi thứ không tốt trong cơ thể. Vì vậy, nước ở Trung Hiệp có tác dụng trừ đờm, chữa bệnh. Giống như nước trong ly trà này, màu nước dậy lợt, vị trà bị nhạt nên đây chỉ có thể là nước của Hạ Hiệp thôi.”

to-thuc-cam-phuc-truoc-vuong-an-thach

Sau khi nghe những gì Vương An Thạch nói, Tô Thức bèn cảm thấy xấu hổ và hoàn toàn bị tâm phục khẩu phục, và ông không ngừng nói xin lỗi tới Vương An Thạch.

Qua câu chuyện trên, cho chúng ta thấy được Vương An Thạch là một người có vị giác nhạy bén, tinh thông am hiểu rất rõ về sách cổ nhân nên mới thấu đáo được kiến thức này, đó là sự kết hợp giữa cảm tính và lý tính một cách tinh tế. Từ câu chuyện này ta sẽ thấy được nước pha trà ở sông thôi chưa đủ, nó còn phụ thuộc vào tính chất của từng nhánh sông, mỗi nhánh sẽ cho ra được mỗi vị trà khác nhau. Quả là vô cùng lý thú đúng không nào.

Hy vọng thông qua bài viết này có thể làm tăng thêm sự hứng thú của các bạn đối với bộ môn nghệ thuật thưởng trà tao nhã này. Hẹn gặp lại cả nhà của OlongHa trong những câu chuyện về trà hấp dẫn tiếp theo nữa nhé.

Tham Khảo Thêm :
Thông tin liên hệ:

Facebook: https://www.facebook.com/OlongHaTea/

Website: olongha.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCqk4OxllQEXckVriF2gPe6A

Instagram: https://www.instagram.com/olongha_tea/

Pinteresthttps://www.pinterest.com/olonghatea/  

Zalo: 0937 649 650

Phòng thử trà: 159/11 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

Kho & trưng bày: 42 Đường 6, KDC Gia Hòa, 523 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0937 649 650 – 0775 461 529

Email: 

olongha.ad@gmail.com

kinhdoanh@olongha.com

Download hướng dẫn nấu trân châu

blank

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản trà

Download ngay những bài thơ hay về trà

Download

Những dụng cụ cần thiết khi pha trà

Olongha

Download ngay

Tổng hợp các công thức pha chế hiện đại

Olongha.com

download tài liệu về nguồn gốc trà

trà ô long thượng hạng

Vui lòng
nhập thông tin

Gọi ngay